Giảm giá là chiêu thức kích cầu mua sắm hiệu quả được các doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược kinh doanh. Vậy quý doanh nghiệp đã biết cách tính phần trăm giảm giá theo cách nhanh và đúng nhất chưa? Hãy cùng Maxv tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.
I. Tỷ lệ phần trăm là gì?
Theo Wikipedia, phần trăm là khái niệm trong toán học thể hiện một tỉ lệ dưới dạng phân số có mẫu số là 100. Ký hiệu thường dùng là ký hiệu phần trăm “%“.
Phần trăm thường được dùng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác. Đại lượng thứ nhất thường thể hiện phần tương ứng hoặc phần thay đổi so với đại lượng thứ hai. Ví dụ, một số tiền 40.000₫ sau khi lãi tăng lên 4.000₫, như vậy số tiền tăng lên một phần bằng 4.000 / 40.000 = 0,1 lần số tiền ban đầu. Vậy nếu diễn đạt theo phần trăm, ta nói số tiền 40.000₫ ban đầu đã lãi thêm 10%.
II. Cách tính phần trăm giảm giá
Các chương trình giảm giá hiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược kinh doanh của mình bởi một vài lợi ích sau đây:
- Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đồng thời tăng lòng trung thành của khách hàng
- Xử lý nhanh chóng hàng tồn kho, và giảm các khoản phí trong logistics
- Tăng trưởng doanh số hoặc thị phần
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường
- Bám đuổi KPI bán hàng
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
Ngoài ra, đây cũng được cho là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của tỷ lệ phần trăm. Vậy liệu bạn đã biết cách tính phần trăm giảm giá chính xác chưa? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 2 cách tính phần trăm giảm giá nhanh và chính xác nhất.
1. Cách tính phần trăm giảm giá thứ nhất
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 - phần trăm giảm giá)/100)
Như vậy để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm giảm giá thì ta cần biết hai yếu tố: giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Khi bạn đi mua hàng và tổng số tiền thanh toán là 500.000đ, tuy nhiên cửa hàng đang chạy chương trình khuyến mãi giảm giá 20% cho mỗi đơn trên 300.000đ. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền mà mình phải trả đó là:
Với chương trình giảm giá 20%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% - 20% = 80% = 80/100 = 0,8
-> Vậy số tiền sau khi được chiết khấu sẽ là: 500.000đ x 0,8 = 400.000đ
Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng công thức trên để tính ra bạn đã được giảm đi bao nhiêu tiền.
Số tiền được giảm giá = số tiền gốc x 0,2 = 500.000đ x 0,2 = 100.000đ
2. Cách tính phần trăm giảm giá thứ 2
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc - Giá gốc x phần trăm giảm giá
Cũng tương tự cách trên, để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm giảm giá thì ta cũng cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá. Hay công thức trên còn có thể hiểu như sau: số tiền sau khi giảm giá được tính bằng giá gốc trừ đi số tiền đã giảm giá. Số tiền đã giảm giá bằng giá gốc nhân với phần trăm giảm giá.
Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm giảm giá thứ 2, ta có:
-> Số tiền sau giảm giá = 500.000đ - 500.000đ x 0,2 = 400.000đ
>> Xem thêm: 05 Trường hợp không được áp dụng thuế suất 0% dễ bị nhầm
III. Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel, Google Sheet
Hiện nay, ngoài cách tính thủ công bạn có thể dễ dàng tính phần trăm giảm giá qua các ứng dụng trên máy tính như Excel, Google Sheet. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian. Đặc biệt là có thể tránh được sai sót khi xử lý các file dữ liệu lớn.
Ví dụ: Cửa hàng quần áo A đang chạy chiến dịch khuyến mãi, xả hàng cuối năm với ưu đãi lên tới 70%. Để tính phần trăm giảm giá cho từng mặt hàng, bạn cần nhập số liệu trong Excel như sau.
Cách 1: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 - phần trăm giảm giá)/100)
Vậy ở ô thành tiền bạn cần nhập công thức: = A2*((100-B2)/100)
Trong đó A2 là ô tính chứa giá gốc và B2 là phần trăm giảm giá.
Sau đó bạn tiến hành copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu. Kết quả thu được như sau:
Cách 2: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc - Giá gốc x phần trăm giảm giá
Công thức này đưa vào Excel sử dụng như sau. Tại ô thành tiền bạn nhập: = A2-A2*B2/100
Sau đó bạn tiến hành copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu. Kết quả thu được như sau:
>> Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Viết tắt là GTGT hoặc VAT
IV. Một số cách tính phần trăm khác cần thiết trong kinh doanh
1. Cách tính giá gốc của sản phẩm khi biết phần trăm giảm giá
Rất nhiều trường hợp người tiêu dùng khi đi mua sắm ở siêu thị và nhìn bảng giá của sản phẩm chỉ thấy mỗi mức giá đã được giảm. Điều này gây khó khăn cho những khách hàng có mong muốn tìm giá gốc sản phẩm nhằm so sánh, đối chiếu lại. Vậy làm thế nào để có thể tính được giá gốc của sản phẩm khi biết phần trăm giảm giá.
Để kiểm tra giá tiền trước khi giảm, bạn có thể áp dụng công thức tính như sau:
Giá trị gốc = giá sau khi giảm/ Phần trăm còn lại sau khi đã giảm giá
Ví dụ: khi bạn đi mua hàng và tổng số tiền thanh toán là 500.000đ, và đây là số tiền đã được khuyến mãi 20%. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền gốc của sản phẩm là:
Bước 1: Sau khi cửa hàng giảm 20%, bạn lấy 100% - 20% = 80%.
Bước 2: Tiếp theo, bạn áp dụng công thức như sau: 500.000/80% = 500.000/0.8 = 625.000 VNĐ
2. Cách tính phần trăm tăng giá
Tương tự như cách tính phần trăm giảm giá, để tính được số tiền sau tăng giá, chúng ta có hai cách thực hiện như sau:
Cách tính phần trăm tăng giá thứ nhất
Số tiền sau tăng giá = Giá gốc x ((100 + phần trăm tăng giá)/100)
Như vậy để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm tăng giá thì ta cần biết hai yếu tố: giá gốc của hàng hóa và phần trăm tăng giá.
Ví dụ: Mặt hàng khẩu trang thông thường được bán với giá 500.000đ/ thùng, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh căng thẳng nên người dân có tâm lý tích trữ để dùng dần, khiến cho mặt hàng này trở nên khan hiếm. Vì vậy, nhà sản xuất đưa ra mức giá mới cụ thể là tăng thêm 20% so với mức giá ban đầu. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền mà mình phải trả đó là:
Khi nhà sản xuất tăng giá sản phẩm lên 20%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% + 20% = 120% = 120/100 = 1,2
-> Vậy số tiền sau khi tăng giá sẽ là: 500.000đ x 1,2 = 600.000đ
Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng công thức trên để tính ra số tiền mà bạn phải trả thêm.
-> Số tiền tăng thêm = Số tiền gốc x 0,2 = 500.000đ x 0,2 = 100.000đ
Cách tính phần trăm tăng giá thứ 2
Số tiền sau tăng giá = Giá gốc + Giá gốc x phần trăm tăng giá
Cũng tương tự cách trên, để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm tăng giá thì ta cũng cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm tăng giá. Hay công thức trên còn có thể hiểu như sau: số tiền sau khi tăng giá được tính bằng giá gốc cộng thêm số tiền đã tăng giá. Số tiền đã tăng giá bằng giá gốc nhân với phần trăm tăng giá.
Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm tăng giá thứ 2, ta có:
-> Số tiền sau tăng giá = 500.000đ + 500.000đ x 0,2 = 600.000đ
>>X em thêm: Công thức đánh giá chênh lệch cuối năm với TK 131
3. Cách tính phần trăm tăng trưởng trong kinh doanh
Phần trăm tăng trưởng là một khái niệm rất quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Số liệu này cho biết mức độ phát triển của nền kinh tế hay của doanh nghiệp là nhanh hay chậm, nó đang tăng hay giảm so với các kỳ trước. Công thức tính phần trăm tăng trưởng cũng rất đơn giản:
% Tăng trưởng = (X - Y) / Y x 100
Trong đó Y là lợi nhuận hay doanh thu cần để so sánh của mốc thời gian mới, A là lợi nhuận hay doanh thu của mốc thời gian cũ dùng để so sánh.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mở một chuỗi nhà hàng có doanh thu năm 2021 là 50 tỷ, năm 2020 là 30 tỷ. Vậy thì cách tính phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng này là:
% tăng trưởng năm 2021 = ((50 - 30) / 30) x 100 = 66.7%
Số phần trăm tăng trưởng này cũng có thể là số âm trong trường hợp doanh thu của năm này thấp hơn doanh thu của năm trước. Ví dụ năm đầu doanh thu là 800 tỷ năm kế tiếp doanh thu chi có 650 tỷ, chênh lệch sẽ là -18.75%. Có nghĩa là doanh thu của năm sau thấp hơn năm trước 18.75%.
— Sưu tầm —
THAM KHẢO SẢN PHẨM PHẦN MỀM CÔNG TY MAXV
Phần Mềm Kế toán
Liên hệ Nhận tư vấn Phần Mềm Bán Hàng + Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)+ Maxv Online (Cho thuê)
+ Maxv Pharmacy (Dược phẩm)
…
+ Đăng ký: Nhấn tại đây
+ Hotline: 0382 325 225
+ Facebook: Trang chủ
+ Shop Maxv Pharmacy (Dược)
+ Shop Maxv VLXD (Vật liệu XD)
+ Mail: Softmaxv@ gmail.com