Đau răng bị sưng má vì nguyên nhân gì?
Đau răng bị sưng má là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân dẫn đến đau răng bị sưng má bao gồm:
1. Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau răng và sưng má. Sâu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi, tiến triển theo giai đoạn sâu men răng ? sâu ngà răng ? sâu tủy răng.
Ở giai đoạn sâu men răng và sâu ngà răng, sâu răng sẽ chưa gây ra biểu hiện nghiêm trọng. Trường hợp đau và sưng má là trường hợp sâu đã lan vào tủy răng gây nhiễm trùng tủy, kèm theo nhiều biểu hiện như sưng hàm, không ăn hay nói chuyện được, đau lên mang tai và đầu, gây sốt… Lúc này, cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng như viêm mô tế bào, áp-xe răng, mất răng, nhiễm trùng máu…
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau răng bị sưng má
2. Mọc răng khôn
Răng khôn thường xuất hiện vào 17-25 tuổi, độ tuổi trưởng thành. Do lúc này, cấu trúc hàm và răng đã hoàn thiện, nên thường không còn khoảng trống cho răng khôn mọc, dẫn đến nhiều trường hợp răng khôn mọc kẹt, mọc lệch, mọc ngầm, bị sâu do dễ giắt thức ăn… Răng khôn mọc lên thường gây ra những cơn đau âm ỉ, thậm chí làm cho hàm và má bị sưng to, hành sốt…
3. Viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu, viêm nha chu nếu không được điều trị dứt điểm thì theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng, xương hàm và các mô mềm xung quanh răng, và dẫn đến tình trạng thường xuyên đau nhức răng. Khi viêm nướu, viêm nha chu có ổ mủ nằm trong nướu hoặc túi nha chu thì có thể gây nhiễm trùng và làm đau răng, sưng má.
Đau răng bị sưng má
4. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công tủy răng thông qua lỗ sâu răng hoặc các tổn thương khác gây nhiễm trùng tủy răng. Tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây ra những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. Ở mức độ nghiêm trọng, có thể khiến mặt bị sưng to, nổi hạch, sốt… Nếu không điều trị còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
5. Áp-xe răng
Áp-xe răng là tình trạng nhiễm trùng hình thành các túi mủ quanh chân răng do các bệnh lý về răng miệng không được chữa trị kịp thời. Triệu chứng của áp-xe răng bao gồm đau nhức dữ dội, sưng má, không há miệng được, nổi hạch ở cổ, mệt mỏi, sốt…
Áp-xe răng ở trẻ em
6. Đau răng do chấn thương
Các tác động vật lý, tai nạn, va đập gây chấn thương răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau, chảy máu răng, sưng mặt, sưng má. Có trường hợp còn bị gãy răng, mất răng.
Các phương pháp điều trị đau răng bị sưng má
1. Các phương pháp giảm đau răng bị sưng má tại nhà
Bạn có thể giảm đau răng bị sưng má bằng những phương pháp sau đây:
- Chườm lạnh: Sử dụng đá hoặc khăn lạnh chườm vào vùng má bị sưng. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các dây thần kinh tại khu vực chườm bị tê liệt, nhờ đó giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
Chườm đá giúp giảm đau răng bị sưng má tạm thời
- Dùng tỏi: Trong tỏi chứa thành phần kháng viêm giúp diệt vi khuẩn và giảm đau răng hữu hiệu. Bạn có thể lấy tỏi giã nát rồi đắp lên vùng răng bị đau để giảm đau tạm thời.
- Dùng đọt ổi: Bên cạnh tỏi, bạn cũng có thể giã đọt ổi để và lấy nước đó bôi lên vùng răng bị đau. Trong lá ổi chứa thành phần kháng viêm tự nhiên sẽ giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn đau.
- Dùng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau quá dữ dội mà bạn chưa thể đến nha khoa điều trị ngay lập tức thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Dùng thuốc giảm đau răng
2. Điều trị đau răng bị sưng má dứt điểm tại nha khoa
Tùy theo nguyên nhân dẫn đến đau răng bị sưng má mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với những trường hợp đau răng bị sưng má do các bệnh lý sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp-xe răng thì Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh lý, rồi tiến hành điều trị dứt điểm. Khi bệnh lý được kiểm soát, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và cơn đau răng, sưng má sẽ thuyên giảm và hết hẳn.
Chụp CT Cone Beam 3D tại Nha khoa Nhân Tâm
Với trường hợp đau răng bị sưng má do chấn thương răng thì Bác sĩ sẽ tiến hành khám và xử lý vết thương, trong một số trường hợp sẽ cần các phương pháp phục hình để bảo vệ răng như trám răng, bọc răng sứ. Những trường hợp bệnh lý hay chấn thương răng nghiêm trọng không thể giữ được răng thì cần tiến hành nhổ bỏ để bảo vệ các răng khác. Sau khi nhổ răng, bạn có thể phục hình lại răng bị mất với phương pháp cấy ghép răng Implant.
Với trường hợp bệnh nhân bị đau răng, bị sưng má do răng khôn thì Bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân nhổ răng khôn để chấm dứt tình trạng bị răng khôn hành cũng như phòng ngừa những biến chứng do răng khôn gây ra.
Điều trị đau răng bị sưng má tại Nha khoa Nhân Tâm
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp điều trị đau răng bị sưng má. Nếu bạn đang phân vân không biết nha khoa nào tốt để tiến hành thăm khám và điều trị thì có thể tham khảo Nha khoa Nhân Tâm và nhận tư vấn nha khoa miễn phí từ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi bằng cách liên hệ Hotline 1900 56 5678.