Sụn khớp và xương dưới sụn là những phần dễ bị tổn thương và dẫn đến những bệnh xương khớp phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ khái quát về triệu chứng và cách điều trị của 10 bệnh xương khớp thường gặp để bạn hiểu rõ hơn cũng như có biện pháp bảo vệ từ sớm.
Thoái hóa khớp gối là một trong số các bệnh về xương khớp nhiều người mắc nhất hiện nay
Cấu trúc của hệ vận động cơ - xương - khớp
Hệ vận động cấu thành từ cơ - xương - khớp, thực hiện nhiệm vụ chuyển động của cơ thể. Trong đó, sụn khớp và xương dưới sụn là những thành phần quan trọng và dễ bị ảnh hưởng, làm biến đổi cấu trúc và liên quan đến các bệnh xương khớp.
Người trưởng thành có khoảng 206 chiếc xương, được chia thành 4 loại chính gồm: xương dài (xương cánh tay, xương cẳng cân, xương đùi, …), xương ngắn (xương cổ chân, cổ tay, xương đốt sống,…); xương dẹt (xương bả vai, cánh chậu, xương sọ) và xương hình bất định (xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ). Các phần này tạo thành một bộ xương hoàn chỉnh nâng đỡ cơ thể.
Khớp xương là phần tiếp giáp giữa các đầu xương để tạo thành một hệ thống xương, gồm các loại chính là khớp bất động (khớp giữa xương đỉnh và xương trán, giữa xương đỉnh và xương thái dương, giữa xương liên hàm và xương hàm trên,…), khớp bán động (khớp háng, khớp mu, khớp giữa thân đốt sống…) và khớp động (thường nằm ở các chi).
Trong bài viết này, ta sẽ phân tích chủ yếu là các bệnh lý về xương và khớp động, bởi bệnh lý tại khớp động là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về cơ xương khớp. Cấu tạo của khớp động có thể khác nhau ở nhiều vị trí nhưng thường gồm những phần chính là:
-
Mặt khớp: Gồm các đầu xương tiếp giáp với nhau, ở mỗi đầu xương có một lớp sụn mặt khớp mỏng bảo bọc.
-
Sụn khớp: Ngoài sụn mặt khớp, đôi khi giữa các đầu xương còn có sụn bổ trợ.
-
Bao khớp: Phần bao quanh khớp và hai đầu xương. Bao khớp gồm hai lớp, lớp ngoài là màng sợi dày, lớp trong là màng hoạt dịch.
-
Màng hoạt dịch: Lớp màng ở mặt trong bao khớp, có nhiệm vụ tiết dịch khớp giúp bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp và loại bỏ chất thải từ tế bào sụn.
-
Bao hoạt dịch: Túi hoạt dịch chứa dịch lỏng, đóng vai trò như một lớp đệm giảm sốc và giúp việc cử động dễ dàng hơn.
-
-
Xoang khớp: Khoảng trống chứa đầy dịch khớp, bao quanh đầu xương và sụn khớp, được giới hạn bởi bao hoạt dịch.
-
Dây chằng: Những bó sợi nối giữa hai đầu xương, giúp giữ khớp hoạt động theo đúng chiều.
-
Ổ khớp: Phần giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp, có chứa chất hoạt dịch.
10 bệnh xương khớp phổ biến
Dưới đây là những bệnh về xương khớp phổ biến nhất và những đặc điểm chung của các bệnh lý này.
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, xuất hiện các phản ứng viêm cùng với giảm chất lượng dịch khớp. Đây là một bệnh lý mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường diễn ra ở những người lớn tuổi (từ khoảng sau 40 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên.
Phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới do trải qua giai đoạn sinh nở và thay đổi nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh. Việc áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.
2. Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, nóng đỏ, đau rát ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Viêm khớp thường diễn ra do quá trình lão hóa, sụn khớp và xương dưới sụn bị mài mòn, nhiễm trùng, chấn thương, di truyền,...
Viêm khớp có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người lớn tuổi. Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tỷ lệ mắc bệnh là 7,3% với người ở độ tuổi 18 đến 44; 30,3% ở độ tuổi 45 đến 64; và 49,3% ở độ tuổi trên 65 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ cũng có xu hướng bị viêm khớp nhiều hơn nam giới.
Tình trạng viêm khớp thường rất khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao, nên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài để hạn chế các triệu chứng của bệnh lý này hiệu quả hơn.
3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính có tổn thương viêm khớp, diễn ra do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và bắt đầu tấn công bao hoạt dịch. Bệnh lý này có thể diễn ra ở nhiều khớp và các mô, cơ quan khác của cơ thể.
Tại Việt Nam, tình trạng này diễn ra phổ biến ở phụ nữ trung niên từ 30 - 60 tuổi, chiếm đến 70 - 80%. Hiện nay, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nhận biết một cách hoàn thiện, nhưng các nhà khoa học cho thấy bệnh lý này có liên quan đến yếu tố di truyền.
Một trong những dạng viêm thấp khớp đặc trưng là viêm cột sống dính khớp, diễn ra ở khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới và có xu hướng gây dính khớp, đi kèm với viêm các điểm bám gân. Hơn 90% người mắc phải tình trạng này có chứa kháng nguyên HLA-B27 là một loại kháng nguyên bạch cầu đặc trưng có thể tự miễn dịch và gây viêm tự động.
4. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh. Bệnh lý này thường diễn ra do di truyền, quá trình thoái hóa, chấn thương, tư thế sai,...
Thoát vị đĩa đệm diễn ra phổ biến ở đốt sống cổ và thắt lưng. Những triệu chứng thường gặp là xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài trong 1 - 2 tuần và tăng dần tần suất và mức độ đau theo thời gian; tê ở vùng cổ lan đến vai, cánh tay hoặc tê ở thắt lưng và có thể lan đến mông, chân.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh
Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và rất khó chữa trị hoàn toàn. Các nhân nhầy sau khi thoát ra khỏi cơ thể sẽ khiến cột sống suy yếu hơn, làm thay đổi dáng đứng và gây teo cơ, vẹo cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh
5. Lupus ban đỏ hệ thống
Đây cũng là một dạng bệnh xương khớp, thường được gọi tắt là lupus, diễn ra do rối loạn hệ thống miễn dịch và khiến các mô lành trong cơ thể bị tấn công. Bệnh lupus sẽ gây viêm mạn tính ở nhiều bộ phận trên cơ thể như khớp xương, da, tim, phổi, thận, não, tế bào máu,...
Bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng đau cơ, nhức mỏi khớp, cứng khớp và phù nề. Biểu hiện rõ ràng nhất thường xuất hiện trên da và càng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh lupus có thể được điều trị bằng thuốc và thường ít hủy hoại khớp hay làm giảm khả năng vận động.
6. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, hủy hoại cấu trúc khiến xương xốp và mỏng hơn bình thường, làm giảm khả năng chống đỡ và chịu lực của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương thường diễn ra do quá trình lão hóa, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác, rối loạn nội tiết tố. Phụ nữ có thể mất từ 1 - 3% xương mỗi năm sau khi bước vào giai đoạn mãn kinh 5 - 10 năm.
7. Bệnh gout
Bệnh lý này diễn ra do sự lắng đọng tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric, gây đau nhức và viêm khớp. Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là từ sau 40 tuổi
Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là sự giảm bài tiết acid uric do bệnh về thận, sử dụng thuốc,...; tăng sản xuất acid uric do sử dụng nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu,...; và một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ khác như di truyền, tuổi tác.
8. Gãy xương
Bệnh xương khớp này chỉ tình trạng mất tính liên tục của xương, thường diễn ra do chấn thương hoặc bệnh lý. Gãy xương gồm hai dạng chính là gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn.
9. Gai cột sống
Gai cột sống là sự xuất hiện các gai xương phát triển ra thêm ở điểm giao nhau giữa các đốt sống. Đây là một diễn tiến của bệnh thoái hóa cột sống, viêm cột sống mạn tính, chấn thương hoặc tích tụ canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống thường xuất hiện ở các vị trí như đốt sống cổ, cột sống lưng.
Tình trạng gai cột sống có thể gây đau nhức, đặc biệt là khi vận động và nếu không được điều trị kịp thời các gai xương có thể phát triển và chèn ép vào các dây thần kinh, gây tê bì, cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
10. Ung thư xương
Ung thư xương là sự hình thành những khối u ác tính phát triển mạnh và cạnh tranh với các mô xương lành, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh xương khớp
Khi chẩn đoán các bệnh xương khớp, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để kiểm tra các dấu hiệu, mức độ đau nhức của người bệnh. Một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được tiến hành để kiểm tra chính xác hơn tình trạng xương khớp là:
-
Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp kiểm tra cấu trúc khớp, chẩn đoán mật độ xương và phát hiện sự hình thành gai xương, xem xét nguy cơ thoái hóa khớp.
Chụp X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để kiểm tra các bệnh xương khớp
-
Siêu âm khớp: Giúp quan sát tình trạng gai xương, màng hoạt dịch, độ dày sụn khớp, và phát hiện tình trạng các mảnh sụn thoái hóa bong vào ổ khớp.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá chi tiết hơn với hình ảnh không gian ba chiều để phát hiện tổn thương ở sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng.
-
Nội soi khớp: Giúp quan sát trực tiếp những tổn thương và mức độ thoái hóa của sụn khớp. Phương pháp này có thể kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán các bệnh lý về khớp.
-
Các xét nghiệm khác: Một số hình thức xét nghiệm khác có thể được thực hiện để phân loại các bệnh xương khớp đặc hiệu là: xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu và sinh hóa,..
Phương pháp điều trị các bệnh về xương khớp
Tùy vào mỗi loại bệnh xương khớp và mức độ nghiêm trọng mà các phương thức điều trị có thể khác nhau. Một số hình thức thường được bác sĩ tư vấn áp dụng để cải thiện các bệnh xương khớp gồm:
-
Vật lý trị liệu: Một số phương pháp như chườm nóng, suối khoáng, bài tập giãn cơ, bài tập dưới nước,... có thể giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp, tăng cường lưu thông máu để mang dưỡng chất đến nuôi dưỡng khớp.
-
Thuốc giảm đau nhanh: Để hỗ trợ giảm đau nhức ở xương khớp, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc bôi giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể tiến hành tiêm nội khớp với Hydrocortison acetat, Acid hyaluronic (AH) dạng hyaluronate, Methylprednisolone, Betamethasone dipropionate,... Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Điều trị nội soi: Những phương pháp phổ biến là cấy ghép tế bào sụn; cắt, bào, rửa khớp; khoan kích thích tạo xương,...
-
Phẫu thuật: Trường hợp các bệnh xương khớp quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật. Người bệnh còn có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo một phần hoặc toàn bộ khớp.
-
Các phương pháp khác: Một số phương pháp trị bệnh xương khớp khác có thể được áp dụng là huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation),...
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp
Các bệnh xương khớp thường phải điều trị trong thời gian dài và việc phục hồi hoàn toàn tương đối khó khăn. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh xương khớp:
-
Vận động thể chất thường xuyên với các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga,... để tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp.
Vận động thể chất là phương pháp hạn chế các bệnh xương khớp hiệu quả
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa từ rau củ, trái cây và hạt giúp bảo vệ xương khớp.
-
Giữ cân nặng ở mức cân đối, giảm cân lành mạnh nếu bạn đang gặp phải tình trạng thừa cân để giảm áp lực lên xương khớp và hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp.
-
Hạn chế sử dụng thuốc lá và bia rượu để tránh viêm nhiễm làm suy yếu xương khớp.
-
Hạn chế ngồi trong thời gian dài và đứng lên để vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 tiếng ngồi làm việc. Hạn chế bê đỡ các vật quá nặng làm tổn thương xương khớp.
-
Giữ ấm cho cơ thể, ngủ đủ giấc để hạn chế sự phát triển của các phản ứng viêm và giữ cho tinh thần lạc quan.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và tiến hành điều trị kịp thời.
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp
Để hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn diện hơn, bạn cũng cần bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và kháng viêm tự nhiên. Hiện nay, viên uống JEX thế hệ mới đến từ Mỹ với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, nổi bật với bộ dưỡng chất Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root,... là một trong số ít những sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí này.
-
Collagen Type 2 không biến tính: Được tinh chiết bằng công nghệ đặc biệt giúp giữ nguyên cấu trúc và đặc tính sinh học, khi vào cơ thể có tác dụng điều hòa miễn dịch qua cơ chế dung nạp qua đường uống, giúp tăng sản xuất chất chống viêm, bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp.
-
Collagen Peptide thủy phân: Dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn, giúp phục hồi tổn thương. Dưỡng chất có khả năng kích thích tăng sinh tế bào xương dưới sụn, tăng tổng hợp Collagen Type 2 và Aggrecan củng cố kết cấu sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
-
Turmeric Root (Curcumin), Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Chondroitin Sulfate, Soy Lecithin Powder: Những dưỡng chất giúp giảm viêm và giảm đau tự nhiên nhờ tác dụng ức chế các hoạt chất gây viêm như TNF-α, Interleukin 1, Interleukin 6, Interferon gamma,...
Bổ sung ngay 2 viên JEX thế hệ mới mỗi ngày để hỗ trợ làm chậm sự phát triển các bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,...; giúp tái tạo sụn khớp để phục hồi tổn thương và hỗ trợ kháng viêm; giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của các bệnh xương khớp và giảm đau nhức an toàn cùng viên uống JEX thế hệ mới - XEM CHI TIẾT
Tìm hiểu về đặc điểm của các bệnh xương khớp giúp bạn kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần chủ động phòng ngừa các yếu tố gây áp lực cho xương khớp và bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên hỗ trợ sụn khớp, xương dưới sụn.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh xương khớp
1. Bệnh xương khớp do nguyên nhân nào gây ra?
Những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về xương khớp bao gồm:
-
Sụn khớp bị mài mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, từ đó dẫn đến thoái hóa khớp hoặc tình trạng loãng xương ở người cao tuổi.
-
Chấn thương do tai nạn, thường xuyên làm việc nặng cũng sẽ gây áp lực khiến xương khớp bị tổn thương.
-
Thiếu vận động làm giảm sự linh hoạt của sụn khớp, khiến các cơ quanh khớp suy yếu, dễ bị mất sức.
-
Di truyền cũng là một trong những yếu tố gây ra nhiều bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,...
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thừa hoặc thiếu dưỡng chất để nuôi dưỡng sụn khớp.
-
Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh.
-
Rối loạn hệ miễn dịch dẫn đến các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp là gì?
Để nhận biết từ sớm một số bệnh xương khớp mãn tính, bạn nên lưu ý những triệu chứng sau để kịp thời thăm khám và điều trị:
-
Đau khớp: Các cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường đau âm ỉ và đau hơn khi hoạt động, đau từng cơn kéo dài trong 1 - 2 tuần và có nhiều đợt hoặc đau nhói. Bạn cũng có thể cảm thấy đau khi nhấn vào khớp.
-
Đau lan truyền: Đối với các bệnh như thoát vị đĩa đệm, các cơn đau và tê có thể lan dần ra các khi vực xung quanh như vai, cánh tay, mông, chân,...
-
Tê, cứng khớp: Khi các dây thần kinh quanh khớp bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy tê bì hay khớp bị cứng, giảm sự linh hoạt và khó di chuyển vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi cố định trong thời gian dài.
-
Sưng khớp: Tình trạng viêm, nhiễm trùng khớp hoặc bệnh gút có thể dẫn đến sưng tấy, nóng đỏ ở các khớp.
-
Biến dạng khớp: Sụn khớp bị mài mòn có thể khiến xương dưới dụn và khớp xuất hiện các góc cạnh và gây biến dạng và có thể quan sát bằng mắt thường.
-
Xuất hiện các khối u nhô lên quanh khớp: Sự xuất hiện của túi dịch hay gai xương do các bệnh xương khớp có thể làm hình thành những khối u nhỏ quanh khớp, thường xuất hiện ở các khớp nhỏ ở ngón tay hoặc các khớp khác.
Nếu phát hiện dấu hiệu của các bệnh về xương khớp, bạn cần đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện chính xác bệnh lý đang mắc phải.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
-
10 cách chữa yếu sinh lý nam tại nhà an toàn, hiệu quả
-
Tác hại do “đói” tình dục
-
Thường xuyên nghĩ đến chuyện ấy có phải là bệnh?
-
Rối loạn nội tiết tố ở nam giới: Dấu hiệu và cách xử trí
-
Cơn đau nhói tim là gì? Nguyên nhân, cách xử lý và ngăn ngừa