Đó là gánh bánh căn đặc biệt của vợ chồng ông Huỳnh Văn Thành (67 tuổi) và bà Trần Kim Lan (63 tuổi), bán ngót nghét gần 20 năm ở phố Tây Bùi Viện này. Nhưng có lẽ nhiều khách ăn ở đây vẫn không thể biết được tên ông bà chủ, bởi hàng ăn này không biển hiệu, chỉ cần nói tới bánh căn ở 107 Bùi Viện là ai cùng biết.
Món ăn ngon… bá cháy
5 giờ 30 phút sáng, tôi đi dọc đường Bùi Viện trong cái tiết trời lành lạnh sớm mai của Sài Gòn. Vẫn còn buồn ngủ vì không mấy quen dậy sớm, nhưng mùi phở, bún bò, bánh mì… của những hàng quán ven đường tỏa ra khắp nơi đủ để tôi bừng tỉnh đón chào một ngày mới.
Sáng sớm, khách kéo đến ăn cao an biên Chủ quán và người thân tất bật làm việc cao an biênTrước một quán bar trên đường Bùi Viện đóng cửa, là vợ chồng ông Thành cùng một vài người thân thức dậy sớm dọn hàng, chuẩn bị chỉn chu trước khi khách bắt đầu kéo tới. Tôi ghé chào hỏi ông bà chủ, rồi “xí” cho mình một chỗ ngồi ngắm đường phố Bùi Viện buổi sáng sớm, khác lạ hơn so với một phố Tây xập xình lúc nửa đêm.
6 giờ hơn, khách kéo đến, hàng chục lượt người đông hơn so với cả tưởng tượng của tôi. Hàng ăn nhỏ, chừng 5 - 6 cái bàn, nên cứ 3 - 4 nhóm khách là kín chỗ. Khách thì liên tục gọi món, ông bà chủ cùng vài người thân trong nhà chia nhau mỗi người một việc, nhanh chóng mang ra những phần bánh vừa đổ nóng hôi hổi, nghi ngút khói.
Bột bánh được pha theo công thức riêng của bà chủ cao an biên Hôm nào chủ quán cũng "thất thủ" cao an biên Hiếm thấy hôm nào quán vắng khách cao an biênThấy vậy, tôi cũng gọi một tô bánh căn xíu mại đầy đủ. Trong 2 cái khuôn bánh, mỗi khuôn đổ được vài chục cái, bà Lan cùng 2 người khác liên tục đổ bánh, múc bánh ra dĩa. Phần bột bánh không quá đặc, được pha theo kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề của bà chủ nên vừa đổ vào khuôn đã chuyển màu vàng bắt mắt. Tôi thấy thèm ngay từ khi nó còn nằm trên bếp.
Trong lúc vợ đổ bánh, ông Thành chuẩn bị một chén xíu mại mang ra cho tôi, mùi thơm nức mũi. Trong cái chén nhỏ chừng 3 viên xíu mại là phần nước dùng vừa phải, mê nhất là hành tươi băm nhuyễn, tỏi phi, tóp mỡ và một chút ớt xay. Ông chủ nói “nhìn đơn giản vậy thôi chứ ăn ngon lắm đó con”.
Và thật vậy. Bánh vừa dọn ra bàn, tôi lấy đũa chấm vô tô xíu mại cho ngập hết bánh. Phần bánh giòn giòn quyện cùng nước sốt đậm đà, thêm cái bùi bùi của hành băm, cái giòn rụm của tỏi phi, vị béo giòn của da heo và phần xíu mại ngon hết sẩy, thực sự không còn gì để chê. Cá nhân tôi, chấm 9/10.
Quán bán trong 3 tiếng đồng hồ cao an biên Tỏi phi, tóp mỡ mà chủ quán hết sức tự hào trong món ăn cao an biênBà Lan tâm sự toàn bộ công thức nấu bánh, làm xíu mại đều do bà tự sáng tạo ra và hoàn thiện dần sau mấy chục năm làm nghề. Chính bởi lẽ đó, mà khó tìm thấy hương vị này ở bất kỳ đâu. Hẳn cũng vì thế mà nhiều khách nói rằng đây là hàng bánh độc nhất ở phố Tây này.
Sáng sớm, anh Phù Thiên Minh (22 tuổi, ngụ Q.1) dẫn bạn gái đến hàng bánh này. Đây là địa điểm ăn sáng quen thuộc của cả 2 suốt nhiều năm nay. Nhà cách đây gần 2 km, nhưng vì mê cái hương vị bánh căn ở Bùi Viện mà sáng nào anh Minh cũng tranh thủ dậy sớm chở bạn đi ăn.
“Biết tới quán nhờ mạng xã hội, tôi tới ăn thử một lần rồi ghiền luôn. Sau đó tôi quen bé này, rồi dẫn em tới đây ăn. Mà được cái hợp khẩu vị của 2 đứa luôn. Chắc 1 tuần tới đây ăn 3 - 4 lần, kiểu bị ghiền á. Với lại cũng thương cô chú lớn tuổi mà còn vất vả mưu sinh nên mình ủng hộ”, anh nói.
Mỗi phần bánh đầy đủ giá 35.000 đồng cao an biên Tô xíu mại được khách yêu thích cao an biênKế bên, chị Thùy Dung (19 tuổi, bạn gái anh Minh) thì nói rằng chị mê nhất ở đây là tô xíu mại, bởi chị thuộc “team ăn hành”, mà tô xíu mại ở đây hành phi, tỏi phi đều ngon. Tới đây ăn sớm, sau đó chị thì đi học, anh thì đến cơ quan đi làm, cũng tiện cho cả 2.
Sao chỉ bán 3 tiếng?
Ông Thành kể rằng, mấy chục năm trước, sau khi lấy nhau, vợ thì làm nội trợ, ông thì chạy xe ôm kiếm sống. Về sau, bà Lan mở hàng ăn này, bán trong hẻm gần nhà, dần dà cũng có được khách. Thấy vậy, ông cũng nghỉ chạy xe phụ vợ phát triển. Vậy mà, ngót nghét cũng mấy chục năm.
Ở đây, mỗi phần bánh căn đầy đủ giá 35.000 đồng, được giữ suốt nhiều năm qua không đổi, kể cả bão giá. Nếu khách thích ăn thêm, thì có thể gọi thêm từng phần khác nhau, ông bà chủ đều “chiều” hết. Với tôi, giữa phố Tây, trung tâm TP.HCM, giá như vậy là phù hợp.
Chấm phần bánh vào tô xíu mại, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà trong món ăn cao an biên“Con thấy khách quá trời, sao mình không bán lâu hơn?”, nghe tôi hỏi, ông Thành cười, tâm sự: “Tui thì bị tim, bà thì bị khớp. U70 hết rồi nên mình làm vừa sức mình, đủ để trang trải cuộc sống qua ngày với lại chuẩn bị chu đáo hơn cho hôm sau”.
Với 2 vợ chồng già, hàng ăn này chính là chén cơm, là sinh kế của cả gia đình. Nhờ có nó mà cuộc sống họ thay đổi nhiều hơn, cũng có tiền nuôi các con, cũng như chăm lo cho cuộc sống của mình mà không phải dựa dẫm vào con cháu.
Niềm hạnh phúc của ông bà chủ... cao an biên... là mỗi ngày được mang cho khách những phần ăn tâm huyết.
cao an biênỞ tuổi xế chiều, được nấu ăn, được phục vụ cho khách, được bận rộn, chính là niềm hạnh phúc của họ. Và hàng bánh căn này, vẫn sẽ ở đó, vẫn mỗi ngày mang những phần ăn đặc biệt nhất của ông bà chủ đến với những khách lạ, quen ở TP.HCM.