Tăng nhãn áp có nghĩa là áp lực bên trong mắt cao hơn bình thường dù không bị tổn thương dây thần kinh thị giác. Riêng Hoa Kỳ, ước tính có từ 3- 6 triệu người gặp phải tình trạng tăng nhãn áp và có nguy cơ tiến triển thành bệnh Glocom (Glaucoma - Thiên đầu thống). [1]
Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn - IOP) là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.
Áp suất mắt bình thường là từ 11 đến 21 mmHg (viết là mmHg). Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo huyết áp của bạn. Nếu áp lực đồng tử của bạn cao hơn 21 mmHg ở 1 hoặc cả 2 mắt trong hai hoặc nhiều lần khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt thì bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp 2 bên xảy ra ở cả 2 mắt. Tăng nhãn áp 1 bên có nghĩa là áp lực nội nhãn cao chỉ ở một mắt.
Sự khác biệt giữa tăng nhãn áp và bệnh Glocom (Glaucoma) là gì?
Tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh Glocom (Glaucoma - Thiên đầu thống). Bệnh Glocom xảy ra khi áp lực trong mắt cao gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Những dây thần kinh này ở cả hai mắt nối trực tiếp với não và truyền tín hiệu điện tử giúp não hình dung hình ảnh. Nếu bạn bị bệnh Glocom mà không được điều trị, bạn có thể mất thị lực.
Nguyên nhân tăng nhãn áp
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp bao gồm sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc có vấn đề với hệ thống thoát thủy dịch của mắt. Góc thoát thủy dịch nằm gần phía trước của mắt, nằm giữa mống mắt và giác mạc. Nếu góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng và áp lực. Những nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:
- Góc thoát dịch bị đóng.
- Khu vực trước mống mắt mở ra nhưng dịch không được thoát đúng cách.
- Đám sợi sắc tố hoặc protein ngăn cản góc thoát dịch.
- Ung thư mắt ngăn cản góc thoát dịch.
- Mắt đã bị tổn thương trước đó.
Đối tượng nguy cơ bị tăng nhãn áp
Những đối tượng nguy cơ bị tăng nhãn áp và phát triển bệnh Glocom (Glaucoma - Thiên đầu thống) bao gồm:
- Người bị cao huyết áp (tăng huyết áp) và thấp huyết áp (hạ huyết áp).
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Cận thị nặng.
- Giác mạc trung tâm mỏng.
- Chảy máu ở đầu dây thần kinh thị giác.
- Hội chứng phân tán sắc tố: Tình trạng này có nghĩa là sắc tố từ mống mắt của bạn bong ra (mống mắt là phần có màu của mắt). Những hạt này có thể chặn hệ thống thoát thủy dịch của mắt.
- Hội chứng giả tróc bao (PXF): Trong trường hợp này, các hạt protein tích tụ trong các cơ quan, bao gồm cả mắt
Những yếu tố nguy cơ khác cho tăng nhãn áp mắt/ Glocom bao gồm:
- Trên 40 tuổi.
- Có tiền sử gia đình về tăng nhãn áp hoặc Glocom (Glaucoma - Thiên đầu thống).
- Là người Mỹ gốc Phi hoặc La Tinh.
- Sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài.
- Từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt trước đó.
Dấu hiệu tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp có thể không gây ra triệu chứng gì hoặc gây đau mắt, đau đầu dữ dội. Đây là lý do tại sao kiểm tra mắt định kỳ rất quan trọng. Bác sĩ Chuyên khoa Mắt sẽ cho biết áp lực bên trong mắt khi thực hiện các kiểm tra cần thiết.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau mắt khi di chuyển hoặc chạm vào mắt, có thể là dấu hiệu tăng nhãn áp cần được kiểm tra chi tiết. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể làm tăng áp lực trong mắt.
Biến chứng tăng nhãn áp
Những người bị tăng nhãn áp có thể có nguy cơ cao hơn để phát triển bệnh Glocom, nhưng không phải ai bị tăng nhãn áp sẽ tự động phát triển thành bệnh Glaucoma.

Chẩn đoán tăng nhãn áp
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu bạn đọc các chữ cái trong phòng thông qua bảng đo thị lực. Mặt trước của mắt gồm giác mạc, tiền phòng, mống mắt và thủy tinh thể được kiểm tra bằng kính hiển vi đặc biệt (đèn khe).
Trường hợp nghi ngờ tăng nhãn áp, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau:
1. Pachymetry
Thử nghiệm này đo độ dày giác mạc bằng đầu dò siêu âm để xác định độ chính xác của chỉ số nhãn áp của bạn. Giác mạc mỏng hơn có thể cho kết quả áp suất thấp sai, trong khi giác mạc dày có thể cho kết quả áp suất cao sai.
2. Tonometry
Thử nghiệm này đo áp lực bên trong mắt được thực hiện cho cả 2 mắt trong ít nhất 2 - 3 lần. Do nhãn áp thay đổi theo từng giờ nên có thể thực hiện các phép đo vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
3. Đo thị trường của mắt
Sử dụng máy trường thị giác tự động. Thử nghiệm này được thực hiện để loại trừ bất kỳ khiếm khuyết trường thị giác xuất hiện do tăng nhãn áp. Việc kiểm tra có thể được lặp lại. Nếu nguy cơ tăng nhãn áp thấp, thử nghiệm chỉ thực hiện 1 lần/năm. Trường hợp nguy cơ cao bị tăng nhãn áp, thử nghiệm có thể được thực hiện thường xuyên sau 2 tháng.
4. Chụp cắt lớp kết hợp quang học
Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, sử dụng ánh sáng phản chiếu để tạo hình ảnh phía sau mắt. Được sử dụng để chẩn đoán các bệnh võng mạc liên quan đến tiểu đường và tăng nhãn áp.
Kết quả chẩn đoán nhãn áp cần quan tâm
- Nhãn áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg). Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 10 - 21 mmHg. Tăng nhãn áp là nhãn áp lớn hơn 21 mmHg.
- Nhãn áp từ 28mmHg trở lên, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc. Sau 1 tháng, tái khám với bác sĩ để xem thuốc có làm hạ nhãn áp và không xảy ra tác dụng phụ. Nếu thuốc gây tác dụng, nên tái khám 3 - 4 tháng/lần.
- Nhãn áp 26 - 27mmHg sẽ được kiểm tra lại sau 2 - 3 tuần kể từ lần khám đầu tiên. Trong lần khám thứ 2, nếu nhãn áp vẫn nằm trong khoảng 3 mmHg so với lần khám đầu tiên, các lần tái khám sau sẽ từ 3 - 4 tháng/lần. Nếu áp lực thấp hơn trong lần khám thứ 2, khoảng thời gian giữa các lần tái khám sẽ dài hơn và do bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định. Nên kiểm tra mắt ít nhất 1 năm/lần.
- Nhãn áp 22 - 25mmHg sẽ được kiểm tra lại sau 2 - 3 tháng. Ở lần khám thứ 2, nếu nhãn áp vẫn nằm trong khoảng 3mmHg so với lần khám đầu tiên, lần khám tiếp theo sẽ là sau 6 tháng gồm kiểm tra trường thị giác và thần kinh thị giác.
Bạn nên thường xuyên đến tái khám theo chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt. Nếu bạn có cảm giác khó chịu hoặc đau mắt không bình thường, hoặc cảm giác khó chịu không biến mất, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện triệu chứng mới hoặc nhận thấy các triệu chứng đang tiến triển nặng hơn.

Phương pháp điều trị tăng nhãn áp
Điều trị tăng nhãn áp thường bắt đầu từ thuốc nhỏ mắt được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tùy thuộc vào mức độ mà người bệnh có thể được kê nhiều hơn 1 loại thuốc nhỏ mắt.
1. Thuốc
Các thuốc nhỏ mắt kê theo toa gồm:
- Prostaglandin: sử dụng 1 lần/ngày.
- Thuốc chẹn beta: sử dụng loại thuốc này 1 hoặc 2 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch do mắt sản xuất.
- Thuốc alpha-adrenergic: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra và tăng lượng thủy dịch chảy qua.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase: sử dụng loại thuốc này 2 hoặc 3 lần/ngày để giảm lượng thủy dịch tiết ra.
- Chất ức chế Rho kinase: sản phẩm làm giảm sản xuất thủy dịch, sử dụng 1 lần/ngày.
- Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic: sử dụng các sản phẩm này 4 lần/ngày.
- Những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như đỏ hoặc kích ứng mắt. Trong một số trường hợp, nếu không đáp ứng với các loại thuốc được kê đơn, có thể cần phẫu thuật để giảm áp lực bên trong mắt.
2. Phẫu thuật
Laser và phẫu thuật thường không áp dụng để điều trị tăng nhãn áp, vì rủi ro liên quan đến các liệu pháp này cao hơn nguy cơ thực tế của tình trạng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể dung nạp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật bằng laser có thể là lựa chọn phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Chuyên khoa Mắt trước khi thực hiện.
Phòng ngừa tăng nhãn áp
1. Khám mắt thường xuyên
Khám mắt thường xuyên là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát hiện sớm tăng nhãn áp và ngừa suy giảm thị lực. Nên khám mắt định kỳ:
- 1 - 3 năm: sau 35 tuổi đối với những người có nguy cơ cao.
- 2 - 4 năm: với người trước 40 tuổi.
- 1 - 3 năm: với người 40 - 54 tuổi.
- 1 - 2 năm: với người 55 - 64 tuổi.
- 6 - 12 tháng: với người sau 65 tuổi.
2. Đeo kính bảo vệ mắt
Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể là nguyên nhân gây tăng nhãn áp. Vì vậy, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị điện tử hoặc chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoài trời.
3. Sử dụng thuốc nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ
Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhãn áp khác giúp giảm nguy cơ tình trạng tiến triển. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Chuyên khoa Mắt.
Ngoài ra, có thể bảo vệ đôi mắt bằng cách:
- Đeo kính râm.
- Tìm hiểu về tiền sử mắc các bệnh về mắt của gia đình, người thân.
- Cho mắt nghỉ ngơi ngay cả khi bạn đang làm việc trên các thiết bị điện tử. Thực hiện theo quy tắc 20-20-20. Cứ sau 20 phút, hãy nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet trong 20 giây.
- Cẩn thận, tránh nhiễm trùng mắt, đặc biệt khi đeo kính áp tròng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại rau lá xanh đậm như rau cải xanh, cải xoăn và rau bina. Cá cung cấp axit béo omega-3 như cá bơn, cá hồi và cá ngừ.
- Rèn luyện các bài tập thể chất.
- Giữ huyết áp, mức cholesterol và lượng đường trong máu ổn định.
- Thực hiện các biện pháp để giảm bớt căng thẳng như Reiki, yoga hoặc thiền.
Trung tâm Mắt Công nghệ cao tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu Mỹ, cùng đội ngũ bác sĩ, y tá có chuyên môn cao sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Tăng nhãn áp nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng, phòng ngừa biến chứng. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và rủi ro. Do đó, khi thấy bản thân có các vấn đề về thị lực, hãy đến khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt để được tư vấn và chữa trị kịp thời.