Phở tái nạm - món ăn mới gia nhập vào list những cách chế biến phở mới lạ. Thành công thu hút được sự chú ý của những tín đồ yêu thịt bò, phở tái nạm là một sự kết hợp hài hòa đến hoàn hảo của từng thớ thịt có trong bát, đọng lại hương vị đến giọt cuối cùng! Cùng Kanawa vào bếp nấu thử món này nhé!
1. Phở tái nạm - Cách ăn phở với nạm bò có 1 0 2
Nhiều người không hay ăn thịt bò sẽ thường khá băn khoăn với khái niệm nạm bò, để bếp công nghiệp Kanawa giải thích cho bạn nhé! Nạm là phần chứa nhiều chất và vitamin, được mệnh danh là phần thịt hấp dẫn nhất của con bò. Phần nạm và phần gầu bò thường nằm sát nhau, đều thuộc vùng cơ vận động nên thịt thường nhiều nạc, ít mỡ thịt săn và dày phần mỡ xen kẽ giữa các thớ thịt trông rất bắt mắt.
Giá trị dinh dưỡng có trong phần nạm có thể nói gần như là nhiều nhất trong các phần thịt khác của con bò. Chứa một hàm lượng không hề nhỏ các chất cần thiết yếu như: sắt, kẽm, kali, vitamin B2, B12, các axitamin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đến với món phở nạm, có một điểm cách điệu tinh tế mà hài hòa chính là phần nạm mềm dai ăn cực kì đưa miệng. Chẳng ai biết cách ăn này từ đâu mà có, chỉ biết rằng hương vị mà nó mang lại quả thật không thể nào diễn tả được, như kiểu nạm và phở bò sinh ra để dành cho nhau.
➽➽➽ XEM THÊM: Phở Bắp Bò
3. Điểm nhấn của bát phở tái nạm
Cùng đi sâu vào hương vị để không bỏ sót bất cứ một điểm nhấn đặc trưng nào của bát phở tái nạm nhé. Những điểm dưới đây bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được khi nếm thử, đó là thành phẩm kết tinh hòa hợp giữa người nấu và nguyên liệu.
3.1 Phần nạm bò dai ngon
Như đã nói ở trên, nạm bò là phần thịt nạc săn, chứa nhiều chất bổ dưỡng của con bò nên vị của nó khi nấu lên cũng từ đó mà ngon hơn phần thịt thông thường. Tuy nhiều nạc nhưng lại không hề bị khô, có màu đỏ hồng và độ dai mềm vừa phải khi được trần tái chín. Kết hợp với độ dẻo dai của bánh phở, phần nạm như được thăng cấp trở thành nguyên liệu có giá trị nhất trong bát phở tái, chiếm trọn trái tim của rất nhiều người. Đó là lí do bát phở nạm giá bao giờ cũng nhỉnh hơn bình thường.
3.2 Nước dùng vừa vặn
Nếu như ví topping thịt bò là linh hồn của bát phở thì nước dùng xứng đang là phần thể xác đẹp đẽ bao trọn, hòa quyện với linh hồn tạo ra một thành phẩm với hương vị hài hòa thân thuộc. Một nồi nước đạt chuẩn phải được hầm bằng xương ống bò, có độ ngọt từ tủy xương, mùi thơm của thảo quả. Phở ngon một phần là vì nước dùng ngon, khi thưởng thức một bát phở thấy vừa miệng bạn đừng quên một phần trong đó là nước do cách ninh nước dùng đậm đà nhé.
3.3 Độ chín tái của thịt bò
Đã ăn phở Hà Nội là phải ăn thịt bò tái tái, thịt bò tươi được ướp qua một chút gừng và tiêu, có màu đỏ tươi bảo quản đến khi ăn mới nhúng qua nước lèo vừa mềm vừa dai không hề bị bã.
4. Cách nấu phở tái nạm tại gia ngon như ngoài hàng
Sẽ thật thiếu sót khi đã đọc đến đây rồi mà bạn không lăn ngay vào bếp nấu món phở nạm cho gia đình. Ngay sau đây Kanawa sẽ mách bạn bí quyết cho ra lò món phở nạm mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt siêu dễ nên ai cũng có thể làm được.
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt bò: 200 gr
- Bánh phở khô: 150 gr
- Hành lá: 5 nhánh
- Hành tím: 6 củ nhỏ
- Ớt: 3 quả
- Dầu ăn: 2 thìa
- Nước mắm
- Gia vị thông dụng (hạt nêm, tiêu, mì chính,…)
4.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương ống bò mua về rửa sạch với rượu trắng và nước, sau đó ngâm với nước muối loãng từ 1 - 2 tiếng để loại bụi bẩn bám trên xương.
- Sau khi ngâm vớt xương ra chặt khúc vừa.
Bước 2: Nấu nước dùng
- Xếp xương vào nồi áp suất hoặc nồi nấu phở, đổ nước ngập sấp mặt xương.
- Hoa hồi, quế, thảo quả bắc rang đến khi có mùi thơm thì bỏ vào túi lọc buộc chặt.
- Thêm vào nồi nước 2 lát gừng đập dập đồng thời bỏ túi hương liệu vừa chuẩn bị vào.
- Nêm vào nồi gia vị bao gồm: 1 thìa nước mắm, hạt nêm, mì chính, tiêu. Tùy theo khẩu vị mỗi nhà mà có thể gia giảm.
- Đậy nắp và vặn chế độ hầm nhừ xương.
➤➤➤ TÌM HIỂU THÊM VỀ: Nồi điện nấu nước lèo
Bước 3: Chế biến phần thịt và nạm
- Phần thịt bò và nạm bò mua về rửa sạch với nước, dùng giấy ăn thấm đều các mặt cho ráo nước.
- Dùng một con dao sắc, thái phần thịt bò thành từng miếng vừa ăn.
- Làm tương tự với phần thịt nạm, lưu ý là thái dọc thớ để thịt không bị khó ăn.
- Xếp riêng từng loại thịt ra đĩa ướp vào đó tiêu và gừng. Có thể thêm chút mắm cho đậm đà.
- Bảo quản ngăn mát để tí trần tái.
Bước 4: Chuẩn bị các món ăn kèm
- Rửa sạch rau sống, hành hoa, hành baro.
- Thái nhỏ hành hoa và hành baro để riêng ra bát.
- Nướng hành tím và hành tây trên than cho đến khi ngửi thấy mùi thơm thì đem rửa sạch, lột vỏ. Hành tím đập dập còn hành tây bổ làm 4.
- Bánh phở tách ra xếp vào bát.
- Khi nồi nước lèo từ xương được hầm nhừ mở nắp cho hành tím và hành tây vào, tiếp tục để sôi lăn tăn 10 - 15 phút.
- Trong lúc đó lấy thịt và nạm bò ra, trụng bằng muôi thủng hoặc ray trực tiếp vào nồi nấu phở.
Bước 5: Thưởng thức
- Đổ phần thịt vừa trụng vào bát bánh phở, thêm vào đó hành baro, hành lá đã thái nhỏ.
- Chan nước lèo đang còn nóng hổi vào bát, ta được thành phẩm bát phở tái nạm đầy màu sắc.
- Ăn kèm với chanh, ớt, rau sống, và quẩy giòn (nếu có).
5. Lưu ý quan trọng khi làm phở tái nạm
- Chọn xương ống bò: Để chọn được xương ống bò ngon, bạn phải quan sát thật kĩ. Dấu hiệu nhân biết chính là xương còn trắng, mới, thịt trên xương còn đỏ tươi, máu phông bị thâm, phần mỡ còn trắng và đặc biệt không có mùi hôi hay ôi. Không nên mua các loại xương đông lạnh vì xương đó thường đã để lâu, ăn không tốt cho sức khỏe và làm mất hương vị món ăn.
- Chọn thịt nạm bò ngon: Nạm bò phải mua phần nạm sườn, chú ý màu sắc của thịt khi thái phải là màu đỏ hồng, lượng mỡ đan xen vừa phải, không nhiều cũng không ít. Phần gân trên nạm mỏng, dải đều trên bề mặt thịt chứ không bị vón cục hay có màu sắc lạ.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Kanawa về cách nấu phở tái nạm ngon tuyệt cú mèo. Nếu bài viết hữu ích trong quá trình nấu nướng của bạn hãy để lại conment và đánh giá 5 sao nhé!