Bạn có bao giờ thắc mắc những tỷ phú nức tiếng thế giới trong danh sách của Forbes như Carlos Slim Helu, Warren Buffet, Donald Trump, Mark Zuckerberg, Lý Gia Thành… học ngành gì hay không?
Nếu bạn có ước mơ trở thành tỷ phú thì đây là những công việc gợi ý cho bạn!
1/ Công nghệ: 13%
Ngành công nghệ dường như đã trở thành cách dễ dàng nhất để có được khối tài sản khổng lồ. 8 tỷ phú ngành công nghệ cao đã lọt vào Top 20 người giàu nhất hành tinh, trong đó có nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos - người đứng ở vị trí số 1 với số tài sản lên đến 177 tỷ USD.
2/ Tài chính - Đầu tư: 13%
Khi người ta giàu, họ sẽ nghĩ cách để đồng tiền làm việc cho mình, chứ không còn làm việc vì tiền nữa. Cách đó chính là đầu tư.
Đứng đầu lĩnh vực này hiện tại không ai khác ngoài Warren Buffett, người đã chia sẻ bí quyết làm giàu của mình là “ngồi ở văn phòng, đọc sách và suy nghĩ cả ngày”.
3/ Sản xuất: 12%
Ngành sản xuất chế tạo là nơi cho ra đời những thiết bị mà hàng ngày chúng ta vẫn dùng, từ xe máy cho đến đèn chiếu sáng. Hà Hưởng Kiện đang đứng đầu. Ông là người sáng lập Midea, một trong những nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng lớn nhất Trung Quốc.
4/ Thời trang và bán lẻ: 10%
Ngành công nghiệp thời trang và bán lẻ tạo nên nhiều tên tuổi lớn khác như Sara Blakely - một bậc thầy trong lĩnh vực đồ lót định hình của hãng Spanx, Kevin Plank - CEO của Under Amour, Bernard Marcus - đồng sáng lập Home Depot, Arthur Blank, Kenneth Langone…
Người giàu nhất ngành này là Bernard Arnault (150 tỷ USD) - Chủ tịch kiêm CEO LVMH. Ông hiện quản lý hơn 70 thương hiệu, trong đó có Louis Vuitton, Tiffany & Co và Sephora.
5/ Chăm sóc sức khỏe: 8%
Theo thống kê, có 8% người rất giàu tạo dựng tài sản từ ngành chăm sóc sức khỏe. Người giàu nhất trong lĩnh vực này là Jiang Rensheng - Chủ tịch hãng vaccine Chongqing ZFSW Biological Products. Công ty này đang phát triển vaccine lao. Tài sản của vị tỷ phú này ước đạt 24,4 tỷ USD.
6/ Thực phẩm & đồ uống: 8%
Có 8% người rất giàu trên thế giới kiếm tiền từ ngành F&B và tỷ phú, doanh nhân Zhong Shanshan - Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring - là một trong số những cái tên nổi bật.
Thông qua các công ty niêm yết tương đương cùng các giao dịch mua bán và sáp nhập gần đây, tạp chí Forbes ước tính có tài sản trị giá gần 68,9 tỷ USD.
7/ Bất động sản: 8%
Khoảng 110 trong số những người giàu nhất thế giới làm giàu bằng cách xây dựng đế chế bất động sản của riêng mình. Với tổng số 215 tỷ phú, ngành bất động sản chính là “nguồn tỷ phú” lớn thứ 7 năm 2021 đóng góp cho danh sách Forbes.
8/ Đa ngành: 7%
Tỷ phú kinh doanh đa ngành là người làm giàu trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Người giàu nhất ngành này hiện là ông Mukesh Ambani - Chủ tịch Reliance Industries. Công ty này có kinh doanh trong lĩnh vực hóa dầu, dầu khí, bán lẻ và viễn thông. Tổng tài sản của vị tỷ phú này là 84,5 tỷ USD.
9/ Năng lượng: 4%
Trong số này, bên cạnh những ông trùm về xăng, dầu, khí đốt, còn có cả những nhân vật làm giàu nhờ năng lượng thay thế như điện gió, năng lượng mặt trời.
Người giàu nhất ngành năng lượng hiện là ông Robin Zeng (28,4 tỷ USD) - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập hãng sản xuất pin cho xe điện Contemporary Amperex Technology (CATL). Các khách hàng của hãng này là BMW, Volkswagen và Geely.
10/ Truyền thông - Giải trí: 3%
Nhu cầu thông tin và trải nghiệm dịch vụ giải trí luôn ở mức cao, nên việc ngành truyền thông và giải trí đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách ngành nghề tạo ra nhiều tỷ phú nhất cũng không quá khó hiểu.
Vậy còn bạn, đang muốn theo đuổi ngành nghề nào? Và liệu sẽ trở thành một tỷ phú đôla tiếp theo của Việt Nam chứ?
Nắm bắt cơ hội làm giàu không khó cùng VTC Academy Plus với chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo và Kỹ xảo Hoakt hình 3D.
Tìm hiểu thêm tại đây.