Trầm Hương và các sản phẩm từ Trầm Hương đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nguồn gốc của Trầm Hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Nhiều người vẫn đang phân vân cây Trầm Hương có phải là cây Dó Bầu hay không?
Trong bài viết dưới đây, An Thiên Hương sẽ đem đến cho bạn lời giải đáp chính xác, đồng thời tổng hợp toàn bộ thông tin của Cây Trầm Hương về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng để bạn hiểu hơn về loài cây này.
Tìm hiểu về cây Trầm Hương
Nguồn gốc cây Trầm Hương
Thực tế, cây Trầm Hương không tồn tại, bạn vẫn thường nghe thấy cụm từ này nhưng đây chỉ là thuật ngữ để nói về nguồn gốc của gỗ Trầm, nhằm dễ dàng hơn trong việc nhận biết. Ngoài ra, loài cây này còn được biết đến với những cái tên thông dụng khác như cây Dó Bầu, cây Dó Trầm, hay cây Trầm hay cây Kỳ nam.
Chính xác thì loài cây sản sinh ra gỗ Trầm có tên là cây Dó Bầu, thuộc họ Trầm và có tên khoa học là Aquilaria agallocha Roxb. Đây là một loài cây thân gỗ sống trong những khu rừng có khí hậu nhiệt đới ẩm, với độ cao từ 500-1500m so với mực nước biển.
Nhận biết cây trầm hương đơn giản qua đặc điểm sinh học
- Tên khoa học: Aquilaria Agallocha Roxb
- Hình dáng cây trầm hương Thân cây thẳng, có các rãnh như lòng máng. Lớp vỏ ngoài nhẵn mịn, có nhiều đốm nâu xám và chứa nhiều chất xơ. Cành cây thanh mảnh, cong queo và có màu nâu nhạt. Tán lá thưa. Thân cây có thể cao từ 15 đến 30 mét, thậm chí cao đến 40 mét với đường kính vượt quá 60 cm.
- Lá cây trầm hương tự nhiên: Lá cây mỏng, màu xanh lục, mọc so le. Phiến lá hình bầu dục thuôn dài, dài khoảng 5-11 cm, rộng khoảng 2-3cm. Phần cuống dài từ 4-6cm.
- Hoa cây trầm hương: Hoa của cây Trầm Hương mọc thành cụm, có màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, mặt trong nhẵm, bên ngoài có lông thưa.
- Quả trầm hương: Quả hình bầu dục hoặc hình elip, dài khoảng 4cm, dày 2cm và rộng 3cm, mỗi quả có 2 hạt. Khi còn xanh, quả có màu xanh lục. Khi chín, quả chuyển sang màu nâu hoặc đen. Cây ra hoa vào tháng 2 - tháng 3, quả chín vào tháng 6 - tháng 7.
- Mùi hương: Cây Trầm Hương có mùi thơm đặc trưng từ Trầm Hương, vô cùng dễ chịu, thanh khiết.
Cây Trầm Hương sống ở đâu?
Cây Trầm Hương phân bố chủ yếu từ các khu rừng nhiệt đới ẩm, có độ ẩm cao, đất đai màu mỡ của Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
Tại Việt Nam, Trầm Hương tập trung ở các tỉnh vùng núi, miền Trung, Tây Nguyên. Các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang (Phú Quốc) được mệnh danh là xứ sở Trầm Hương, nơi sinh sống của những khu Trầm lâu năm.
Công dụng cây trầm hương trong đời sống
Công dụng cây trầm hương trong Y học
Theo Y học và văn hóa Trung Quốc, Trầm Hương là loại dược liệu quý với hương thơm nhẹ nhàng, có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và điều trị một số chứng bệnh như đau bụng, đau xương khớp.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Trầm hương có khả năng giảm co thắt ruột, được chứng minh qua thí nghiệm trên mèo được tiêm acetylcholine. Dược liệu cũng làm giảm nhu động tự nhiên của đường ruột.
- Chiết xuất từ trầm hương có tác dụng chống co thắt cơ trơn và ức chế co bóp tự chủ dạ dày do acetylcholine và histamine gây ra.
Theo Đông y:
- Công dụng: Giảm đau, ôn ấm thận, kích thích tiêu hóa, hạ khí, tăng cường sinh lực nam giới và làm ấm cơ thể.
- Chủ trị: Suyễn cấp, khó thở, chứng tinh lạnh ở nam giới, tiêu chảy, thận hư, chống nôn, bí tiểu tiện.
- Trong Đông y, trầm hương thường được sử dụng ở dạng bột hoặc hoàn.
- Liều dùng trung bình từ 1 - 4g/ ngày.
Công dụng cây trầm hương để làm đẹp
Trầm Hương có vân gỗ đẹp mắt, hương thơm dịu ngọt, thích hợp để chế tác đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ; chế tác đồ mỹ nghệ cao cấp như tượng Phật để trang trí nhà cửa, văn phòng mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế,…
Công dụng cây trầm hương trong phong thủy
Trầm Hương được cho là có thể xua đuổi được tà ma, mang lại may mắn, tài lộc, bình an cho người đeo. Điều này là nét đẹp văn hoá, là niềm tin của người Việt từ xưa đến nay, nhưng thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm từ Trầm Hương và hướng đến những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại, nhưng tuyệt đối không mê tín, dị đoan, không thổi phồng sự thật, bất chấp nhằm mục đích gây lợi cá nhân.
Phân cấp Trầm hương
Có nhiều cách để phân loại trầm hương, nhưng cách phổ biến nhất là dựa trên tỷ lệ dầu. Dầu trầm hương là chất tạo nên mùi hương và đặc tính quý giá của trầm hương. Càng có nhiều dầu, trầm hương càng có giá trị.
Kỳ Nam: Đây là loại trầm hương cao cấp nhất, với tỷ lệ dầu trên 75%. Kỳ Nam có màu đen tuyền, rất nặng và có mùi thơm nồng nàn, ngọt dịu. Kỳ Nam thường được sử dụng để làm trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ và y học.
Trầm Tốc: Loại trầm hương này có tỷ lệ dầu từ 10% đến 20%. Nó có màu vàng nâu, nhẹ và có mùi thơm hơi hắc. Trầm tốc thường được sử dụng để làm nhang và xông nhà.
Trầm Kiến: Loại trầm hương này được hình thành do kiến làm tổ trong cây dó bầu và tiết ra chất dịch để bảo vệ tổ của mình. Trầm kiến có màu đen hoặc nâu sẫm, cứng và có mùi thơm nồng nàn, hơi hắc. Trầm kiến thường được sử dụng để làm thuốc và đồ thủ công mỹ nghệ.
Giác trầm: Loại trầm hương này có tỷ lệ dầu dưới 10%. Nó có màu vàng nhạt, rất nhẹ và có mùi thơm nhẹ. Giác trầm thường được sử dụng để làm nhang và đồ thủ công mỹ nghệ.
Trầm hương tự nhiên: Loại trầm hương này được hình thành từ những tổn thương do con người tác động vào cây dó bầu. Trầm hương có màu nâu nhạt hoặc vàng, cứng hơn kỳ nam và có mùi thơm dịu nhẹ, thanh tao. Trầm hương thường được sử dụng để làm nhang, tinh dầu, vòng tay và đồ trang trí.
Trầm hương nhân tạo: Loại trầm hương này được tạo ra bằng cách tẩm hương liệu vào gỗ dó bầu. Trầm hương nhân tạo có mùi thơm giống như trầm hương tự nhiên, nhưng giá thành rẻ hơn nhiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Trầm Hương bao gồm nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và tiềm năng phát triển của Trầm Hương. Mọi thắc mắc liên quan đến cây Dó Bầu và các sản phẩm từ Trầm Hương, mời bạn liên hệ với An Thiên Hương để được giải đáp và tư vấn tận tình.
Xem thêm các bài viết về Trầm Hương:
- Tác dụng của Trầm Hương
- Giá Trầm Hương
- Cách phân biệt Trầm Hương thật giả
Nguồn tham khảo trong bài viết:
- Aquilaria: https://en.wikipedia.org/wiki/Aquilaria
- Medicinal uses of agarwood : Chinese Medicine and Culture: https://journals.lww.com/cmc/fulltext/2021/10000/medicinal_uses_of_agarwood.9.aspx