Cancel culture là gì? Bạn có đang bị cuốn vào vòng xoáy “cancel culture” đầy độc hại trên mạng xã hội? Cùng ISE tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>> XEM NGAY: 9 mẹo học giao tiếp Tiếng Anh cấp tốc cho người mất gốc
1. Cancel culture nghĩa là gì?
Cancel culture (or call-out culture) is a modern form of ostracism in which someone is thrust out of social or professional circles - either online on social media, in the real world, or both. Those who are subject to this ostracism are said to be “canceled.” Dictionary.com, in its pop-culture dictionary, defines cancel culture as “withdrawing support for (canceling) public figures and companies after they have done or said something considered objectionable or offensive.” (Nguồn: Wikipedia)
Tạm dịch: Cancel culture (hoặc call-out culture) là một hình thức tẩy chay trong thời hiện đại, khi một người bị bài trừ khỏi vòng kết nối xã hội hoặc nghề nghiệp - trên mạng xã hội trực tuyến, trong thế giới thực tại hoặc cả hai. Theo Dictionary.com, trong từ điển văn hóa đại chúng, định nghĩa văn hóa bài trừ là “rút lại sự ủng hộ (bài trừ) các nhân vật và công ty đại chúng sau khi họ có lời nói hoặc hành động bị coi là phản cảm hoặc xúc phạm.”
Tóm lại, “Cancel culture” là làn sóng bài trừ một người hoặc một thương hiệu nổi tiếng khi họ đã gây chướng tai gai mắt, phản cảm hoặc khó chịu cho công chúng, kể cả là những chuyện đã lâu trong quá khứ và bị phát hiện ra. “Cancel culture” đa số thể hiện trên mạng xã hội, dưới hình thức bắt nạt và bạo lực mạng tập thể.
Nếu như “boycott” (tẩy chay) là một động từ nhằm chỉ “như không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia để tỏ thái độ phản đối” thì “cancel culture” còn tỏ thái độ bài trừ và xóa sổ người đó ra khỏi vòng kết nối cộng đồng, thường gặp nhất là unfollow, unsubscribe trên trang mạng xã hội, vào trang cá nhân để công kích, chỉ trích…
>>>> ĐỌC NGAY: 5 đoạn trích dẫn này sẽ giúp bạn có động lực học ngoại ngữ
2. Nguồn gốc của cụm từ cancel culture
Từ “cancel” bắt nguồn từ việc hủy đăng ký, theo dõi hay dịch vụ. Khi người dùng không muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một công ty nào đó, họ thường cancel. “Cancel” một người là việc từ mặt một ai đó. Từ này trở nên phổ biến kể từ phong trào #Metoo (phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục), khi công chúng đồng loạt tẩy chay những người nổi tiếng bị tố quấy rối tình dục như ông trùm Hollywood Harvey Weinstein, danh hài C.K.
>>>> KHÁM PHÁ: Bí kíp vượt qua nỗi ám ảnh thuyết trình tiếng Anh
3. Các trường hợp thực tế về văn hóa tẩy chay “Cancel culture”
Cùng với sự phát triển của mạng xã, Cancel culture ngày càng có sức ảnh hưởng lớn đến con người về cách nhìn thế giới, cách suy luận vấn đề. Thậm chí, Cancel culture khiến nhiều người trở thành nạn nhân của “nền văn hóa tẩy chay”, nghĩa là sự “hùa theo” một cách lố bịch.
Trường hợp thực tế là sự kiện năm 2016, khi Taylor Swift bị Kim Kardashian tung đoạn ghi âm giữa cô và Kanye West? với Hashtag #TaylorSwiftIsOverParty trending trên Twitter. Sự việc này dẫn đến hàng loạt người dùng đã “tràn” vào các trang mạng xã hội của giọng ca “Blank Space” để thả emoji rắn (ám chỉ con người cô thâm hiểm như rắn độc).
Hay gần đây nhất là trào lưu lập group anti khi một nghệ sĩ Việt Nam nào đó dính phải scandal hay chỉ đơn giản là cư dân mạng cảm thấy “không vừa mắt”. Cộng đồng antifan chuyên đưa ra các bình luận tiêu cực hay thậm chí đôi khi còn đồn thổi những tin không đúng về idol đó.
4. Cách dùng từ “cancel culture”
VD1:
Sadly he was a victim of cancel culture.
(Đáng buồn thay, anh ấy lại là nạn nhân của văn hóa bài trừ)
VD2:
A: Have you watched A’s latest movie?
B: No, I canceled her a long time ago!
(A: Cậu đã xem bộ phim gần nhất của cô ấy chưa?
B: Không, tui bài trừ cổ lâu rồi!)
5. Bài trừ “Văn hóa tẩy chay hiện đại”
Có thể việc chúng ta lên án, bài trừ những lời nói và hành động xấu là một việc tốt, tuy nhiên nhiều người lại đang có xu hướng đi quá xa bằng những ngôn từ không được đẹp đẽ, Đáng buồn hơn, mục đích của việc này là để thỏa mãn cho nhu cầu phê phán, đánh giá người khác của chính bản thân mình.
Rất nhiều người tự cho mình là sứ giả của công lý, “thay trời hành đạo” bằng cách gửi những tin nhắn chửi bậy thô tục, comment công kích hủy hoại một người, bao gồm cả những nội dung bodyshaming và slut shaming. Những hành động được cho là đúng, hợp tình hợp lý lại thể hiện sự thiếu văn minh và lố bịch của một bộ phận rất đông trong xã hội ngày nay.
“Cancel Cancel Culture” - Tạm dịch: “Bài Trừ Văn Hóa Bài Trừ!“. Chúng ta cần phải dừng ngay những hành vi theo đám đông này lại. Khi muốn thay đổi điều gì, hãy bắt tay hành động thực tế và có văn hóa, chứ đừng chỉ biết núp màn hình điện thoại và chỉ trích người khác trên mạng xã hội.
Trên đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về “Cancel culture là gì?”. ISE hy vọng bạn sẽ nhận thức được tầm ảnh hưởng cũng như không bị cuốn vào vòng xoáy của “nền văn hóa tẩy chay” này nhé!
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm nơi học tập và nâng cao trình độ Tiếng Anh của mình, hãy đăng ký học thử 7 ngày miễn phí tại: https://ise.edu.vn/dang-ky/
XEM THÊM BÀI VIẾT:
- Trình độ tiếng Anh của người Việt tụt dốc, xếp hạng thấp trên thế giới
- Phương pháp để việc học tiếng Anh không còn là nỗi lo sợ