Chắc hẳn chúng ta không ai xa lạ gì với rau húng, một loại rau thơm rất phổ biến trong mâm cơm hàng ngày. Loại rau này không chỉ làm gia tăng hương vị cho các món ăn mà còn có những tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
1. Các loại rau húng phổ biến và công dụng của chúng
Rau húng có rất nhiều phải kể đến húng đũi, húng chanh, húng quế,… Mỗi loại lại có một đặc điểm, mùi vị và công dụng khác nhau.
1.1. Húng chanh
Tên gọi của loại rau này đã mô tả rõ ràng mùi thơm đặc trưng của nó, tất cả các bộ phận đều có mùi giống quả chanh. Húng chanh có lá hình bầu dục, kích thước nhỏ và thuôn dài. Các lá cây húng mọc đối xứng nhau và lá có màu xanh nhạt. Thân cây có lớp lông tơ trắng mịn, mọc cao khoảng 20 - 40 cm. Hoa có màu trắng.
Theo nghiên cứu, húng chanh chứa canxi, folate, sắt và vitamin C cùng với nhiều khoáng chất nên rất tốt cho cơ thể. Húng chanh có tính ẩm và chứa các loại dầu dễ bay hơi như nerol hay citral hay linalool. Nhờ các chất này mà người ta hay dùng trong các bài thuốc dân gian để sát khuẩn vùng mũi họng, miệng và trị ho rất tốt. Không những vậy nếu sốt hay sổ mũi cùng có thể dùng húng chanh để giảm các tình trạng này.
Để chữa ho các bạn có thể thực hiện bài thuốc sau, sơ chế các nguyên liệu gồm tắc, húng chanh bằng cách đem chúng rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng và để ráo. Sau đó, vắt lấy nước cốt tắc, cho húng chanh vào và thêm một chút đường phèn rồi đem xay nhuyễn. Hỗn hợp thu được đem hấp cách thủy chừng 20 phút, đợi nguội là có thể sử dụng. Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy ăn cả phần cái và phần nước bạn nhé
Hiện tại húng chanh được dùng nhiều để chiết xuất tinh dầu có tác dụng thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng, thư giãn đầu óc, tốt cho hệ tiêu hóa cùng nhiều công dụng khác nên rất được ưa thích.
1.2. Rau húng quế (húng chó)
Húng quế, còn được dân gian gọi với những cái tên khác như rau quế, húng chó, húng giổi. Mùi thơm của húng quế khá giống đinh hương. Chiều cao trung bình của nó vào khoảng 40 đến 60cm, mọc thành từng bụi. Thân cây mịn, nhẵn, màu tím, không có lông. Lá dài thuôn màu xanh đậm, mọc đối xứng. Hoa húng quế khi nở sẽ có màu trắng tím và mọc thành từng cụm nhỏ ở nách lá cây hoặc tại đầu cành. Hoa và lá của cây đều có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc nấu chín.
Húng quế thường đi ăn cùng với món nước như phở bò, bún bò. Mùi thơm của húng quế kết hợp với các gia vị khác sẽ khiến hương vị món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Húng quế cũng được dùng kèm các món thịt nướng như gà nướng mật ong, bò nướng BBQ, các món salad.
Theo Đông y, húng quế tốt cho tiêu hóa, chống rối loạn dạ dày và đầy hơi. Tinh dầu có trong rau quế sẽ làm giúp tiêu hóa tốt, giảm lượng khí ga giảm tình trạng đầy hơi.
Không thể không nhắc tới tác dụng chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema của loại rau này. Giã nát một nắm lá tươi rồi đắp lên vết thương hoặc cũng có thể nấu nước lá rồi rửa.
Phụ nữ uống nước ép lá húng quế với mật ong để giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch, chống rụng tóc, chống lão hóa. Ăn sống lá húng quế có tác dụng thanh lọc máu, mang lại làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn và ngăn ngừa sâu răng. Axit cafeic có trong húng quế giúp chị em phụ nữ chống lại tế bào ung thư cổ tử cung.
Với phụ nữ vừa sinh con, đang cho con bú có thể dùng lá húng quế sắc với nước, ngày uống 2 lần để lợi sữa..
Húng quế còn có tác dụng kháng khuẩn chống nấm, ức chế sự phát triển của những vi khuẩn như vi khuẩn hình que, cầu tràng khuẩn, có thể nhỏ vài giọt tinh dầu húng quế vào đèn xông hoặc máy khuếch tán tinh dầu để làm sạch không khí trong nhà.
1.3. Rau húng lũi
Rau húng lũi còn được gọi với những cái tên khác như húng dũi, húng nhủi. Húng lũi là loại rau có lá hơi tròn màu xanh, mọc đối xứng nhau, mép lá có khía răng cưa. Thân cây màu nâu tía.
Chúng ta dễ nhầm lẫn giữa húng lũi và bạc hà vì có hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên để ý kỹ thì lá bạc hà có màu xanh đậm, cả hai mặt của lá đều có lớp lông tơ nhỏ.
Với mùi thơm hấp dẫn, loại rau này được ưa chuộng trong các món ăn hàng ngày. Ngoài tác dụng gia tăng mùi vị của món ăn, loại rau này còn có tác dụng tăng cường sự tiêu hóa. Nếu cảm thấy dạ dày không được khỏe, bạn hãy pha một ly trà nóng, thêm vài cọng rau húng lủi vào để thưởng thức. Những hợp chất như limonene, dihydrocarvone, cineol từ trong lá húng lủi sẽ làm dịu cơn khó chịu của bạn đấy.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, húng lủi là một loại rau có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư do loại rau này có chứa hoạt chất Perillyl.
Bên cạnh đó húng lủi còn tác dụng giúp da sáng, ngăn ngừa mụn nhọt. Hiện nay nhiều chị em thường sử dụng detox húng lủi nhằm thanh lọc thể, đẹp da. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, húng lủi là một loại rau lý tưởng cho công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ. Do đó hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày nhé.
Húng lũi còn có một đặc tính khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám trên răng, lưỡi… Bổ sung rau húng vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp răng khỏe hơn, cho hơi thở thật thơm mát.
Bên cạnh đó, rau húng lủi còn chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn, rau húng chứa chất bảo vệ khu vực họng, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng cọng húng lủi tươi, rửa sạch, sau đó thái nhỏ, rồi trộn cùng đường phèn, đem đi hấp cách thủy và sử dụng. Hay đơn giản hơn là ngậm bã rau để nạp dưỡng chất từ loại rau này. Thực hiện trong vòng 3 - 5 ngày tình trạng viêm họng sẽ được cải thiện.
2. Rau húng ăn kèm với món nào ngon?
Dưới đây là những ăn kèm với rau húng cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng:
3. Lưu ý khi chế biến và ăn rau húng
Rau húng không chỉ mang lại cho con người nhiều lợi ích mà cũng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu lạm dụng.
Cần lựa chọn rau húng sạch. Rau húng đóng vai trò như một loại gia vị làm gia tăng hương vị món ăn và thường được ăn sống. Nhưng hiện nay các loại rau sống không có xuất xứ rõ ràng có thể bị phun hóa chất hoặc dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thu hoạch không đúng thời hạn. Rau sống không qua chế biến nên có thể có các độc tố tồn dư gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không sử dụng rau húng khi nấu với canh chua vì sẽ làm tăng axit uric trong máu. Đây là một loại phế phẩm, nếu cơ thể không được bài tiết kịp thời chất này sẽ gây kết tủa ở trong khớp, đường tiết niệu, dưới da tạo nên tình trạng đau nhức đối với người bị gout.
Ăn quá nhiều là húng quế sẽ dẫn đến quá liều Eugenol (đây là thành phần chính có trong dược liệu này). Điều này khiến cơ thể bị ngộ độc với các triệu chứng như ho, thở gấp, nước tiểu lẫn máu…
Người có bệnh tiểu đường hoặc tiền sử hạ đường huyết nếu sử dụng quá nhiều húng quế dễ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu bị hạ quá thấp. Loại rau này không tốt cho phụ nữ có thai như co thắt tử cung dẫn đến biến chứng khi sinh.
>>>Đọc thêm:
- Top 15 loại rau củ giàu chất dinh dưỡng nhất
- Tất tần tật thông tin về cách trồng rau trên sân thượng
Như vậy, rau húng là loại rau thơm không chỉ góp phần quan trọng tạo nên thành công của món ăn mà còn có những lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên cần hiểu rõ để sử dụng chúng cách và tránh những tác dụng không mong muốn bạn nhé.